Việt Nam có thêm 'viên ngọc ẩn' hấp dẫn nhất châu lục
Nhấn mạnh đây là yêu cầu cấp thiết, đương nhiên của các ngân hàng thương mại nhà nước để có nguồn lực có thể mở rộng hoạt động và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị Vietcombank phối hợp với 2 ngân hàng thương mại khác tương đồng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) để đề xuất với Ngân hàng Nhà nước, với Chính phủ, Bộ Tài chính theo một hướng khác, không đề nghị từng lần nữa.Bún đậu mắm tôm - món Hà Nội dân dã gây nghiện
Nguyễn Phú Hoàng là tay ném từng giành danh hiệu nội binh của năm và cùng CLB Cantho Catfish lên ngôi vô địch VBA 2018. Anh gây tiếc nuối vì không góp mặt tại VBA 2023 nhưng người hâm mộ vẫn được theo dõi những bước chạy của hậu vệ giàu kỹ thuật và đầy tinh quái này tại giải bóng rổ không chuyên các tỉnh miền Bắc mở rộng 2023.
Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM năm 2024: Nơi nào chỉ xét tuyển, không phải thi?
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Đường bay mới TP.HCM - Đại Hưng (Bắc Kinh) sẽ được khai thác với tần suất 5 chuyến/tuần vào các ngày thứ hai, tư, năm, sáu và chủ nhật bằng máy bay Airbus A321. Bên cạnh đường bay mới, Vietnam Airlines cũng tăng tần suất trên đường bay Hà Nội - Bắc Kinh lên 7 chuyến/tuần. Các hoạt động này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn thuận tiện hơn khi đi từ khu vực phía Nam Việt Nam đến thủ đô của Trung Quốc mà không cần nối chuyến, qua đó tối ưu hóa thời gian di chuyển và nâng cao trải nghiệm bay.Sân bay quốc tế Đại Hưng là một trong những công trình hàng không hiện đại bậc nhất thế giới, được thiết kế nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Bắc Kinh và trở thành trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực. Với hệ thống giao thông kết nối nhanh chóng, hành khách chỉ mất khoảng 40 - 50 phút để di chuyển từ sân bay Đại Hưng về trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là lợi thế lớn, giúp hành trình đến Bắc Kinh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.Với việc mở thêm đường bay mới, Vietnam Airlines sẽ khai thác tổng cộng 6 đường bay kết nối Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm Hà Nội - Bắc Kinh, TP.HCM - Đại Hưng (Bắc Kinh), Hà Nội - Thượng Hải, TP.HCM - Thượng Hải, Hà Nội - Quảng Châu, TP.HCM - Quảng Châu. Tổng số chuyến bay giữa hai quốc gia cũng đạt 40 chuyến mỗi tuần, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách hai nước.Việc mở mới và tăng tần suất các chuyến bay tới Bắc Kinh không chỉ mở ra cơ hội du lịch và giao thương, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhân dịp mở đường bay mới, Vietnam Airlines triển khai ưu đãi hấp dẫn với mức giá vé khứ hồi TP.HCM - Đại Hưng chỉ từ 7,499 triệu đồng (bao gồm thuế, phí). Hành khách có thể đặt vé từ nay đến ngày 24.10 cho các chuyến bay khởi hành từ 30.3 - 24.10. Đặc biệt, hội viên Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay từ TP.HCM tới sân bay quốc tế Đại Hưng trong thời gian từ 30.3 - 30.4 sẽ nhận được 750 dặm thưởng/chiều cho hạng vé phổ thông và 1.500 dặm thưởng/chiều cho hạng thương gia. Chương trình áp dụng cho khách hàng đặt vé từ nay đến 31.3. Vé được mở bán trên hệ thống phòng vé, đại lý, website và ứng dụng di động của Vietnam Airlines.
3 sản phẩm dưỡng da nên đầu tư giúp da chống lão hóa, đẹp thăng hạng
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.